Laser: Bí mật loại bỏ nốt ruồi, ngăn chặn ung thư

Loại bỏ nốt ruồi tiềm ẩn nguy cơ ung thư với công nghệ laser tiên tiến.

Công nghệ laser CO2 can thiệp sớm các nốt ruồi bất thường vừa giảm nguy cơ tiến triển ác tính, vừa đảm bảo thẩm mỹ cho người bệnh.

Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, trung bình mỗi tháng điều trị khoảng 150 ca nốt ruồi, trong đó 10% là nốt ruồi bất thường. Điểm chung của các trường hợp này là nốt ruồi thay đổi màu sắc, kích thước tăng nhanh so với trước đó. Một số người có các yếu tố nguy cơ thúc đẩy ung thư da như tiếp xúc ánh nắng mặt trời, hóa chất độc hại hoặc người thân mắc bệnh này.

Tẩy nốt ruồi bất thường: Laser CO2 là giải pháp an toàn và hiệu quả

Ngày 7/6, ThS.BS.CKI Phạm Trường An cho biết nốt ruồi bất thường có khả năng tiến triển ác tính cao được chỉ định xóa nhằm điều trị phòng ngừa. Laser CO2 là phương pháp điều trị nhanh và hiệu quả cho các trường hợp này. Tia laser CO2 mang theo lượng nhiệt lớn, tác động sâu vào các lớp của da, đốt cháy các tế bào đích ở vùng điều trị mà không gây hại đến những vùng xung quanh, ít tác dụng phụ. “Công nghệ laser này có độ chính xác cao hơn các công nghệ laser cũ hay xịt nitơ lạnh, đốt điện, phẫu thuật cắt nốt ruồi”, bác sĩ An nói.

Laser: Bí mật loại bỏ nốt ruồi, ngăn chặn ung thư
Laser: Bí mật loại bỏ nốt ruồi, ngăn chặn ung thư

Như chị Châu, 32 tuổi, ngụ Long An, đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM điều trị mụn trứng cá, tẩy nốt ruồi lớn ngay sau gáy. Bác sĩ An nhận thấy nốt ruồi của người bệnh bất thường như màu nâu vàng, bề mặt sần sùi, kích thước 6 mm, thỉnh thoảng ngứa và đau nhói. Cô ruột và ông nội của chị mắc ung thư da, chị vài lần bị cháy nắng.

Nhận định nốt ruồi có khả năng diễn biến ác tính trong tương lai, bác sĩ An chỉ định lấy mẫu sinh thiết bấm và đốt nốt ruồi bằng laser CO2. Sau khi sát khuẩn, tiêm thuốc tê giảm đau, bác sĩ chiếu tia laser với bước sóng 10.600 nm lên từng phần của nốt ruồi. Tia laser chiếu đến đâu, nốt ruồi mờ đến đó. Sau khoảng 10 phút, nốt ruồi bị xóa hoàn toàn, ít chảy máu. Sau vài ngày, vết thương tẩy nốt ruồi của chị Châu lành, đóng mài, kết quả sinh thiết lành tính.

Còn ông Minh, 53 tuổi, ngụ Đồng Nai, gần đây xuất hiện một nốt ruồi trên vai, sợ “ảnh hưởng tài lộc”, ông tới spa được thoa một dung dịch không rõ loại gì. Sau đó, nốt ruồi không mất hết mà rỉ máu, đau rát, có dấu hiệu nhiễm trùng.

Bác sĩ An chẩn đoán nốt ruồi của ông Minh lành tính nhưng có chân sâu. Tẩy bằng hóa chất chỉ lấy được một phần bề mặt nốt ruồi, quá trình thực hiện không đảm bảo vô khuẩn dẫn đến viêm nhiễm. Tẩy nốt ruồi sai cách có thể làm tổn thương bề mặt da, tạo điều kiện thuận lợi cho nốt ruồi lành tính hóa ung thư. Ông được điều trị kháng sinh, kháng viêm trước, khi ổn định mới chiếu laser CO2 xóa nốt ruồi.

Bác sĩ An cho biết hầu hết nốt ruồi lành tính. Không phải lúc nào các tổn thương, bất thường ở nốt ruồi cũng tiến triển thành ung thư. Nốt ruồi bất thường có các dấu hiệu theo quy luật ABCDE bao gồm:

A (Asymmetry): Hai nửa không tương xứng với nhau.

B (Border): Bờ gồ ghề, không bằng phẳng.

C (Color): Nhiều màu sắc như màu nâu, vàng nâu, đen… trên một nốt ruồi là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Khi ung thư phát triển, nốt ruồi có thể xuất hiện thêm các màu đỏ, trắng, xanh dương.

D (Diameter): Kích thước trên 6 mm.

E (Evolving): Thay đổi nhanh về kích thước, hình dạng, màu sắc, có chảy máu, ngứa, đóng mài.

Nốt ruồi có màu xanh là dấu hiệu bất thường phổ biến.

Nhu cầu tẩy nốt ruồi phổ biến tại Việt Nam, chủ yếu vì “quan điểm phong thủy và tính thẩm mỹ”. Quán cắt tóc gội đầu, tiệm làm móng, spa cũng thực hiện dịch vụ tẩy nốt ruồi, không chỉ tại các cơ sở y tế. Theo bác sĩ An, các phương pháp phổ biến nhất là chấm axit, đốt điện, chiếu tia laser, chấm nitơ lỏng… chi phí rẻ, nhanh gọn song không thể kiểm chứng được chất lượng, hiệu quả. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị bỏng, sẹo xấu, nốt ruồi hóa ung thư do tẩy không an toàn.

Không phải nốt ruồi nào cũng có thể loại bỏ. Nếu can thiệp không đúng, một số tế bào ung thư vốn phát triển nhanh càng bị kích thích tăng sinh, khiến tổn thương ung thư lan tràn, xâm lấn sâu và rộng hơn, di căn rất nhanh đến các cơ quan khác, khó điều trị, tăng nguy cơ tử vong.

Bác sĩ An khuyến cáo người có nhu cầu tẩy nốt ruồi hoặc xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên da nên tới cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu hoặc ung bướu khám. Với các nốt ruồi bất thường, ngoài khám lâm sàng, hỏi bệnh sử cá nhân và gia đình, bác sĩ sinh thiết da và xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Người thường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như công nhân vệ sinh, công nhân xây dựng, nông dân, người bán hàng rong, tài xế… có nguy cơ ung thư da cao. Người tiếp xúc với hóa chất độc hại, nhiễm độc thạch tín và có tiền sử gia đình ung thư da, lớn tuổi, suy giảm miễn dịch cũng thuộc nhóm nguy cơ. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thoa kem chống nắng, uống viên chống nắng, che chắn kỹ khi ra ngoài giúp phòng bệnh.

Bài viết liên quan

Vượt qua 8 năm vô sinh, con đường đến thiên chức mẹ…

Vượt qua 8 năm vô sinh, con đường đến thiên chức mẹ…

Bác sĩ Lê Xuân Nguyên, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP…

Bí Ẩn Vũ Trụ Được Giải Mở: Liên Lạc Từ Người Ngoài…

Bí Ẩn Vũ Trụ Được Giải Mở: Liên Lạc Từ Người Ngoài…

Dự án nghệ thuật “Dấu hiệu trong không gian” do Viện SETI thực hiện mô phỏng viễn cảnh…

Cảnh báo nguy hiểm: Hồng ngâm gây nhập viện cấp cứu đàn…

Cảnh báo nguy hiểm: Hồng ngâm gây nhập viện cấp cứu đàn…

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã phẫu thuật cấp cứu thành công trường hợp tắc ruột…

Ung thư quái ác: 77% bệnh nhân vào viện đã giai đoạn…

Ung thư quái ác: 77% bệnh nhân vào viện đã giai đoạn…

Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã thực hiện thành công ca tái tạo hầu – thực quản bằng…

Trứng: Thần dược hay hiểm họa sau tuổi 50? Bí quyết sức…

Trứng: Thần dược hay hiểm họa sau tuổi 50? Bí quyết sức…

Bà Đinh (Trung Quốc) và nhóm bạn thường xuyên tập thể dục và trò chuyện ở công viên.…

Sởi cướp mạng sống trẻ 8 tuổi: hậu quả khôn lường của…

Sởi cướp mạng sống trẻ 8 tuổi: hậu quả khôn lường của…

Bé trai H.T.H. (8 tuổi, ở TP. Biên Hòa) mắc bệnh sởi biến chứng viêm phổi. Sau 3…

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận