Kiểm toán nhà nước: Phúc Sơn, Thuận An thoát khỏi vòng kiểm tra

Kiểm toán Nhà nước: Thuận An, Phúc Sơn thoát kiểm toán Ngân hàng SCB cũng không nằm trong diện bị kiểm tra. Vụ việc liên quan đến SCB, Kiểm toán Nhà nước khẳng định trách nhiệm rõ ràng. Vi phạm đấu thầu, kế toán tại Thuận An, Phúc Sơn không thuộc phạm vi kiểm toán.

Sáng 5/6, Tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội, kể từ khi nhậm chức năm 2022. Ông được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá là “nắm chắc vấn đề, trả lời rõ ràng, đi thẳng vào câu hỏi”.

35 đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi, 1 ý kiến tranh luận với Tổng kiểm toán Nhà nước, xoay quanh chuyện phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kiểm toán; nhiều kết luận chưa được thực hiện, kéo dài nhiều năm. Các đại biểu cũng chất vấn vai trò của Kiểm toán Nhà nước tại một số vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An, Ngân hàng SCB.

Kiểm toán nhà nước và trách nhiệm chống tham nhũng

Ông Trịnh Minh Bình, Vĩnh Long, cho rằng vừa qua có một số dự án đã được kiểm toán nhưng sau đó cơ quan chức năng vẫn phát hiện sai phạm trong đấu thầu. Ông đề nghị Tổng kiểm toán lý giải về thực trạng này và giải pháp.

Cùng nội dung, ông Nguyễn Mạnh Cường, đoàn Quảng Bình, nêu lên thực trạng từ các vụ án ở Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An cho thấy có sự câu kết của doanh nghiệp ngoài Nhà nước với cán bộ trong các dự án đầu tư công để trục lợi tài sản Nhà nước.

Kiểm toán nhà nước: Phúc Sơn, Thuận An thoát khỏi vòng kiểm tra
Kiểm toán nhà nước: Phúc Sơn, Thuận An thoát khỏi vòng kiểm tra

Các doanh nghiệp tư nhân không thuộc diện kiểm toán Nhà nước nhưng những vụ việc này đều liên quan đến sử dụng tài chính công, tài sản công. Ông Cường đề nghị Tổng kiểm toán Tuấn cho biết qua các vụ việc này có kiến nghị gì để Kiểm toán Nhà nước tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm hay không.

Ông Ngô Văn Tuấn cho biết, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, với chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Như vậy, đơn vị được kiểm toán Nhà nước là đơn vị sử dụng tài chính công, tài sản công theo quy định của pháp luật.

Vừa qua một số vụ án lớn liên quan đấu thầu, cụ thể như vụ án Phúc Sơn và Thuận An có sai sót trong đấu thầu. Thế nhưng theo ông Tuấn, cả Phúc Sơn và Thuận An đều không có vốn Nhà nước nên “không được kiểm toán nhà nước”.

Tuy nhiên do có liên quan đến một số chủ đầu tư, nhà thầu có vốn Nhà nước nên Kiểm toán Nhà nước vẫn rà soát lại toàn bộ theo hồ sơ họ cung cấp để ra kiến nghị theo thẩm quyền.

Trước câu hỏi về việc Kiểm toán Nhà nước tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm, ông Tuấn cho hay thuật ngữ “kiểm toán điều tra” đã từng được đề cập nhưng vẫn chỉ dừng ở tranh luận. Ông thấy cũng rất ít nước trên thế giới kiểm toán thực hiện chức năng điều tra.

Vụ án Thuận An và vụ Phúc Sơn đều được đưa vào diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Trong đó, vụ án tại Tập đoàn Thuận An được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố hôm 15/4 khi bắt Chủ tịch, Phó tổng giám đốc doanh nghiệp này, về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ. Liên quan vụ án này, tới nay đã khởi tố 8 bị can, thu hồi hơn 40 tỷ đồng, đang mở rộng điều tra.

Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn bị khởi tố hôm 26/2 với việc bắt ông Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu Pháo, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Sơn). Ba tháng qua, nhiều cán bộ tại Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi đã bị bắt. Bộ Công an đánh giá vụ án xảy ra tại Phúc Sơn là loại tội phạm mới với thủ đoạn lợi dụng quan hệ thân thiết với người có chức vụ cao, quyền hạn lớn để gây tác động, ảnh hưởng đến cán bộ cơ sở nhằm trục lợi. Cán bộ cơ sở bị tấn công bằng “đạn bọc đường” mà không phát hiện ra nên mất sức đề kháng.

Hôm 1/6, Bộ Công an cho biết đã thu giữ hơn 300 tỷ đồng, 2 triệu USD, 500 lượng vàng, hơn 1.000 sổ đỏ của các bị can liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Hiện, ngoài 23 người đã bị khởi tố, Bộ Công an củng cố tài liệu, chứng cứ để mở rộng điều tra, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.

Xây dựng thiết chế, chế độ đãi ngộ để ‘không dám, không cần tham nhũng’

Ông Hoàng Đức Thắng, Phó đoàn Quảng Trị, cho rằng đâu đó vẫn có hành vi tiêu cực của kiểm toán viên Nhà nước. Khi phát hiện sai phạm, có kiểm toán viên gợi ý chia chác khoản tiền sai phạm để bỏ qua theo phương châm đôi bên cùng có lợi. “Quan điểm của Tổng Kiểm toán Nhà nước về vấn đề này thế nào? Có cần xây dựng cơ chế thanh tra, giám sát độc lập, thường xuyên hoạt động kiểm toán Nhà nước không”, đại biểu Thắng chất vấn.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn thừa nhận tham nhũng tiêu cực trong ngành là có, nhưng rất ít. “Đây chỉ là con sâu làm rầu nồi canh. Chúng tôi kiên quyết loại bỏ những con sâu này, giữ đạo đức, chuẩn mực”, ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, luật pháp đã quy định rất rõ những hành vi bị nghiêm cấm. Kiểm toán Nhà nước cũng có chuẩn mực riêng về đạo đức công vụ. Thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước đã rà soát, hoàn thiện các văn bản để kiểm soát chặt chẽ được hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực của cá nhân và tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp này.

Với cơ chế hiện tại, ông cho rằng tương đối đầy đủ từ vai trò, trách nhiệm của từng kiểm toán viên. Bên cạnh đó, khi hoạt động kiểm toán, kiểm toán viên phải ghi nhật ký điện tử từng ngày và chuyển về cơ sở dữ liệu trung ương cho Vụ Kiểm soát chất lượng kiểm toán theo dõi và thanh tra kiểm toán theo dõi. “Thời gian tới chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh vai trò của thanh tra kiểm toán, đảm bảo hoạt động kiểm toán công tâm, khách quan”, ông Tuấn nói.

Cũng trả lời đại biểu Triệu Thị Huyền (Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái) về vấn đề này, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn nhắc lại quan điểm phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành luôn là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất. Thực hiện quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng tiêu cực, ông Tuấn cho biết Kiểm toán Nhà nước làm rất mạnh trong luân chuyên, luân phiên điều động cán bộ.

Trong 2-3 năm, Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo luân phiên, luân chuyển trong công tác kiểm toán và chỉ đạo kiểm toán từng địa phương và khu vực. Trong đó có luân chuyển từ trụ sở chính về khu vực hoặc trong nội bộ khu vực; luân chuyển địa bàn, luân chuyển lĩnh vực.

“Như vậy hạn chế được quan hệ thân hữu, giúp hạn chế tham nhũng, tiêu cực”, ông Tuấn nói.

Báo cáo kiểm toán giúp đẩy nhanh điều tra tham nhũng

Bà Nguyễn Thị Yến Nhi, Phó trưởng đoàn tỉnh Bến Tre đặt vấn đề 19 vụ án được Kiểm toán Nhà nước chuyển sang cơ quan điều tra vì có dấu hiệu tham nhũng. Dẫn báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, rằng cơ quan này phát huy vai trò ở khía cạnh phòng ngừa, số vụ chuyển cơ quan điều tra còn hạn chế. “Từ những hạn chế trong thực tại của Kiểm toán Nhà nước, giải pháp gì để khắc phục thời gian tới?”, bà hỏi.

Tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho hay, 5 năm qua, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo tài chính, trong đó kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan công an 19 vụ án.

“Phương châm của kiểm toán là thận trọng, phải chín, phải rõ mới chuyển, nhưng không có nghĩa vai trò phòng chống tham nhũng của kiểm toán bị giảm đi”, ông nói, thêm rằng nhiệm vụ quan trọng của Kiểm toán Nhà nước là cùng cơ quan chức năng điều tra đưa ra ánh sáng các đối tượng vi phạm.

Cũng theo Tổng kiểm toán Nhà nước, hơn 1.600 hồ sơ báo cáo tài liệu được cơ quan này cung cấp cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra. Đây là tài liệu đầu vào để cơ quan chức năng đẩy nhanh điều tra truy tố, xét xử đối tượng tham nhũng. Ông nói, tới đây sẽ phối hợp kịp thời, đôn đốc để nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán.

Chưa hài lòng phần trả lời của Tổng kiểm toán Nhà nước, bà Nhi tranh luận. Bà cho rằng bản thân không nhận định con số này là ít, bởi kiểm toán chỉ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra khi có dấu hiệu vi phạm. Đại biểu nhắc lại báo cáo và đề nghị được biết giải pháp của Kiểm toán Nhà nước trong khắc phục hạn chế này.

Ông Tuấn nói tự nhận thấy chủ động chuyển 19 vụ việc so với 1.609 hồ sơ yêu cầu là còn ít, nên đây là hạn chế. Ông nói sẽ nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán, để thu thập bằng chứng, hỗ trợ việc điều tra thời gian tới.

Hơn 67.000 tỷ đồng Kiểm toán kiến nghị chưa thể thu hồi

Bà Ma Thị Thúy (Phó đoàn Tuyên Quang) nói số tiền kiến nghị chưa thu được nguyên nhân do đơn vị được kiểm toán chiếm tỷ lệ còn cao (59%), cho thấy việc chưa thực hiện nghiêm túc kết luận của kiểm toán.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng đoàn tỉnh Quảng Ninh cũng đề cập tới nhiều kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước chưa được thực hiện, kéo dài nhiều năm. Chẳng hạn, còn 67.513 tỷ đồng chưa được thực hiện, 172 nội dung văn bản chưa được sửa đổi… “Nguyên nhân tồn tại này, trách nhiệm thuộc cơ quan đơn vị nào?”, bà hỏi.

Trả lời các đại biểu, Tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn nói 4 nhóm nguyên nhân, trong đó trên 50% thuộc về trách nhiệm của đối tượng được kiểm toán; 24% thuộc bên thứ 3. Có 26% thuộc về nguyên nhân khác khiến kết luận kiểm toán chưa được thực hiện. Còn trách nhiệm của kiểm toán ở khía cạnh này chỉ 0,4%.

“Trách nhiệm chậm trễ thực hiện kết luận kiểm toán chủ yếu thuộc về đơn vị được kiểm toán”, ông nói, dẫn Nghị quyết 74 của Quốc hội, rằng vướng mắc chủ yếu ở khâu tổ chức thực hiện và ý thức, tinh thần trách nhiệm đùn đẩy sợ trách nhiệm của một số đơn vị.

Về giải pháp, ông Tuấn cho hay, Kiểm toán Nhà nước sẽ nâng cao kết luận kiến nghị kiểm toán để “kiến nghị thật đúng, trúng, giúp các đơn vị thực hiện”. Cơ quan này cũng công khai danh sách cá nhân, tổ chức chưa thực hiện kiến nghị kiểm toán.

Riêng với đơn vị được kiểm toán, ông cho rằng cần phát huy vai trò người đứng đầu, bởi “ở đâu người đứng đầu quan tâm thì kết luận thực hiện kiểm toán sẽ đạt như mong muốn”.

Kết thúc phiên chất vấn sáng nay, có 35 đại biểu đặt câu hỏi, 1 người tranh luận. Do không còn đại biểu đặt câu hỏi chất vấn, phiên chất vấn với Tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn kết thúc sớm vào sáng nay, thay vì kéo dài thêm 1 giờ buổi chiều như kế hoạch.

Hoài Thu – Phạm Dự – Sơn Hà

Bài viết liên quan

Phí SMS Banking: Sự Tăng Vọt Không Thể Chấp Nhận

Phí SMS Banking: Sự Tăng Vọt Không Thể Chấp Nhận

Khách hàng BIDV phản ánh phí dịch vụ BSMS Banking (thông báo biến động số dư qua tin…

Mông Cổ đổ bộ Hà Nội: Hàng loạt sản phẩm “độc quyền”

Mông Cổ đổ bộ Hà Nội: Hàng loạt sản phẩm “độc quyền”

Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế AgroViet 2024 khai mạc tại Hà Nội. Đây là sự…

Vàng bùng nổ: SJC và 9999 lao lên sát 86 triệu

Vàng bùng nổ: SJC và 9999 lao lên sát 86 triệu

Giá vàng trong nước chiều 20/11/2024 ghi nhận mức tăng. Giá vàng SJC dao động từ 82,7 triệu…

Đại án Xuyên Việt Oil: Bán đồng hồ Patek Philippe, thu lời…

Đại án Xuyên Việt Oil: Bán đồng hồ Patek Philippe, thu lời…

TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm trong quản lý Quỹ bình ổn giá và…

Cảnh báo khẩn cấp: Sức nóng kỷ lục đe dọa, người dân…

Cảnh báo khẩn cấp: Sức nóng kỷ lục đe dọa, người dân…

Xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi trên mạng internet, giả mạo ứng dụng chăm sóc…

Chuyển đổi xanh: Lợi ích đột phá cho bất động sản, cư…

Chuyển đổi xanh: Lợi ích đột phá cho bất động sản, cư…

Mùa hè 2024 là mùa hè nóng nhất kể từ năm 1940, dẫn đến nhiều tác động tiêu…

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận