Anh Nên Gia Nhập CPTPP Ngay Bây Giờ

Anh chính thức xin gia nhập CPTPP, Việt Nam đối mặt cơ hội và thử thách! Quốc hội sẽ quyết định số phận của hiệp định thương mại lịch sử này. Anh cam kết mở cửa thị trường ở mức cao với hàng Việt, nhưng doanh nghiệp Việt sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt. Luật pháp Việt Nam cần được điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu của CPTPP. Liệu Việt Nam có sẵn sàng nắm bắt cơ hội hay sẽ bị bỏ lại phía sau?

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, ngày 1/2/2021, Anh chính thức gửi đơn xin gia nhập Hiệp định CPTPP. Quá trình đàm phán gia nhập giữa Anh với các nước CPTPP đã được tiến hành.

Về cơ bản, đàm phán gia nhập CPTPP là đàm phán một chiều, trong đó Anh đã đưa ra nhiều cam kết mở cửa thị trường mới và chấp nhận toàn bộ cam kết hiện có trong CPTPP. Ngày 16/6/2023, được sự ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương cùng Bộ trưởng các nước CPTPP và Anh đã ký Văn kiện gia nhập CPTPP của Anh, đưa nước này thành thành viên ký kết thứ 12 của hiệp định.

Anh gia nhập CPTPP: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Đánh giá tác động của việc Anh gia nhập CPTPP, Phó Chủ tịch nước cho biết, Việt Nam và Anh đã có quan hệ FTA song phương, việc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần củng cố vai trò của Việt Nam đối với Anh tại khu vực này; góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế và quan hệ hợp tác song phương với Anh.

Anh Nên Gia Nhập CPTPP Ngay Bây Giờ
Anh Nên Gia Nhập CPTPP Ngay Bây Giờ

Đặc biệt, việc Anh công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng tạo thêm cơ sở để ta tiếp tục vận động các nước khác, trong đó có Mỹ, công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Ở góc độ đa phương, Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, việc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần kết nối khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Mỹ với châu Âu, giúp nâng tầm CPTPP từ một hiệp định trong khuôn khổ khu vực thành một hiệp định mang tính toàn cầu.

Về tác động về kinh tế, Anh gia nhập CPTPP sẽ giúp quảng bá và thu hút thêm nhiều nền kinh tế khác gia nhập FTA khu vực này, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường cho hàng hóa Việt Nam và góp phần tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Anh luôn là một trong số thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, những kết quả đàm phán ta đã đạt được sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động trao đổi thương mại – đầu tư của Việt Nam với Anh, đặc biệt tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Việt Nam được tiếp cận thị trường với quy mô kim ngạch nhập khẩu thường niên lớn.

Về tác động về lao động, việc làm, xã hội, các ngành mà Anh có thế mạnh xuất khẩu như máy móc, thiết bị công nghệ cao, dịch vụ tài chính, ngân hàng đều không cạnh tranh mà có tính bổ trợ cho các ngành thế mạnh của Việt Nam. Do đó, sẽ không phát sinh cạnh tranh đáng kể về công ăn việc làm, mặt khác, còn giúp phát triển thị trường lao động và gia tăng việc làm trong lĩnh vực tương ứng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cũng nêu thách thức với Việt Nam. Đó là, Anh là một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới đối với tiêu chuẩn hàng hóa lưu hành nội địa. Do đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Anh vẫn đứng trước thách thức về đạt tiêu chuẩn lưu hành nội địa.

Việt Nam cũng sẽ cam kết mở cửa thị trường với hàng hóa, dịch vụ cho Anh. Điều này tạo ra sức ép cạnh tranh nhất định cho doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ của ta. Tuy nhiên, đây là sức ép cạnh tranh lành mạnh, có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp. Quan trọng hơn, do cơ cấu kinh tế của Anh và Việt Nam mang tính bổ sung rất cao nên dự kiến sức ép cạnh tranh sẽ không lớn.

Phó Chủ tịch nước cho biết, Chính phủ đề xuất phê chuẩn Văn kiện tại kỳ họp thứ 7 để Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Nghị định thư (đến nay đã có 3 thành viên CPTPP thông báo đã hoàn tất thủ tục trong nước gồm Singapore, Nhật Bản và Chile).

“Trên cơ sở đề nghị của Chính phủ với các nội dung nêu trên, căn cứ Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Chủ tịch nước trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15”, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết.

Trình bày báo cáo thẩm tra sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà cho biết, Ủy ban Đối ngoại nhất trí về sự cần thiết phê chuẩn văn kiện.

Việc Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Anh tại kỳ họp thứ 7 sẽ đưa Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Nghị định thư. Nếu đến ngày 16/10/2024 có đủ 6 thành viên của CPTPP thông báo hoàn tất thủ tục phê chuẩn thì văn kiện sẽ có hiệu lực sau 60 ngày đối với các nước đã phê chuẩn (tức là ngày 16/12/2024).

Ông Vũ Hải Hà khẳng định, việc Quốc hội phê chuẩn văn kiện thể hiện sự tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương mại – đầu tư song phương với Anh nói riêng và giữa CPTPP với Anh nói chung, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế.

Bài viết liên quan

Phí SMS Banking: Sự Tăng Vọt Không Thể Chấp Nhận

Phí SMS Banking: Sự Tăng Vọt Không Thể Chấp Nhận

Khách hàng BIDV phản ánh phí dịch vụ BSMS Banking (thông báo biến động số dư qua tin…

Mông Cổ đổ bộ Hà Nội: Hàng loạt sản phẩm “độc quyền”

Mông Cổ đổ bộ Hà Nội: Hàng loạt sản phẩm “độc quyền”

Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế AgroViet 2024 khai mạc tại Hà Nội. Đây là sự…

Vàng bùng nổ: SJC và 9999 lao lên sát 86 triệu

Vàng bùng nổ: SJC và 9999 lao lên sát 86 triệu

Giá vàng trong nước chiều 20/11/2024 ghi nhận mức tăng. Giá vàng SJC dao động từ 82,7 triệu…

Đại án Xuyên Việt Oil: Bán đồng hồ Patek Philippe, thu lời…

Đại án Xuyên Việt Oil: Bán đồng hồ Patek Philippe, thu lời…

TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm trong quản lý Quỹ bình ổn giá và…

Cảnh báo khẩn cấp: Sức nóng kỷ lục đe dọa, người dân…

Cảnh báo khẩn cấp: Sức nóng kỷ lục đe dọa, người dân…

Xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi trên mạng internet, giả mạo ứng dụng chăm sóc…

Chuyển đổi xanh: Lợi ích đột phá cho bất động sản, cư…

Chuyển đổi xanh: Lợi ích đột phá cho bất động sản, cư…

Mùa hè 2024 là mùa hè nóng nhất kể từ năm 1940, dẫn đến nhiều tác động tiêu…

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận