Xôi Vắng Khách Từ Ngày Cấm Rượu

Bán xôi ế ẩm sau khi siết chặt nồng độ cồn.

Từ khi có quy định “nồng độ cồn phải bằng 0 mới được lái xe”, nếu phải cầm vô lăng, cánh tài xế chúng tôi tuyệt đối không uống bia, rượu trước đó 12 tiếng. Chỗ tôi thỉnh thoảng vẫn có chốt CSGT vào buổi sáng nên chẳng ai muốn bị phạt chỉ vì chén rượu, ly bia uống từ hôm trước. Vì không uống bia, rượu, nên chúng tôi cũng chẳng còn vào nhà hàng, ít đưa gia đình đi tụ tập, từ đó cũng tiết kiệm được kha khá tiền mỗi tháng.

Thoạt nghe, có thể thấy những tác động rất tích cực mà quy định nồng độ cồn mang lại cho đời sống, xã hội. Nhưng đó chỉ là một phần của bức tranh tổng thể về những thay đổi và cả xáo trộn đằng sau con số “0” tuyệt đối kia.

Xôi Vắng Khách Từ Ngày Cấm Rượu
Xôi Vắng Khách Từ Ngày Cấm Rượu

Góc khuất đằng sau quy định nồng độ cồn

Gần nhà tôi có một bà bán xôi rất ngon. Cách đây hai năm, bà rất đông khách, thường hết hàng vào khoảng 8 giờ sáng. Nhưng giờ đây, tới 9 giờ tôi vẫn thấy bà ngồi bán chưa về. Bà nói, trước đây nấu khoảng 17 kg gạo nếp mỗi ngày mà vẫn bán vèo vèo. Bây giờ, bà chỉ nấu có 10 kg mỗi sáng nhưng bán lại chậm hơn vì khách khứa giảm hẳn.

Khách của bà chiếm một nửa là người đi chợ sớm, những người chuyên bỏ mối thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Gần đây, các nhà hàng, quán nhậu nhập ít thực phẩm hơn, do lượng khách suy giảm sau quy định nồng độ cồn. Thế nên, lực lượng làm công việc này chỉ còn vài người, khiến cho gánh xôi của bà cũng bán chậm theo.

Tôi không có số liệu kinh tế chi tiết về nền “công nghiệp ăn nhậu” ở Việt Nam, nhưng chắc chắn lượng tiền luân chuyển trong lĩnh vực này là rất lớn. Đó còn là nguồn sống của rất nhiều người liên quan, trong đó có bà bán xôi mà tôi kể ở trên. Nói cách khác, khi tôi tiết kiệm được tiền vì chi tiêu ít hơn cho việc ăn uống bên ngoài, thì số tiền tôi kiếm được cũng ít đi theo. Và đó là một vấn đề nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Theo tôi, cần có giải pháp để vừa giữ được thói quen không uống bia, rượu khi lái xe của người dân, nhưng mặt khác vẫn đảm bảo kích cầu được cho ngành dịch vụ ăn uống và nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác trong xã hội. Có như vậy thì nên kinh tế mới phát triển bền vững và người dân không phải chịu thiệt hại chỉ vì những luật lệ tưởng như vì lợi ích chung của mọi người.

Nhiều người đã tranh cãi về còn số “0” tuyệt đối trong quy định nồng độ cồn khi lái xe. Rõ ràng, đằng sau những giá trị mà nó mang lại trong việc giảm tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia, vẫn còn đó những nỗi lo rất thực tế về những hàng quán ế ẩm. Trong khi đó, hạ tầng giao thông công cộng để phục vụ những người uống rượu, bia mà không phải tự lái xe về nhà, như các chuyến xe buýt, tàu điện muộn… vẫn còn ở thì tương lai xa.

Bài viết liên quan

Sân thượng bội thu: Gần 600 quả dưa hấu!

Sân thượng bội thu: Gần 600 quả dưa hấu!

Cuối năm 2020, gia đình chị Hồng Thanh ở TP Hà Tĩnh xây nhà bốn tầng. Xác định…

26 Thí sinh “Bay màu” vì gian lận trong phòng thi

26 Thí sinh “Bay màu” vì gian lận trong phòng thi

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay ghi nhận 9 thí sinh mang tài liệu và 17 thí…

Toán tốt nghiệp: In mờ, sai lệch, bất công!

Toán tốt nghiệp: In mờ, sai lệch, bất công!

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán mã 119 bị in mờ, sai lệch ký hiệu ở một…

Vật thể bí ẩn lao về Trái Đất

Vật thể bí ẩn lao về Trái Đất

Theo Science Alert, hai vật thể ngoài hành tinh “có khả năng gây nguy hiểm” sẽ liên tiếp…

Giá Đất: Luật Mới, Quyết Định Mạnh

Giá Đất: Luật Mới, Quyết Định Mạnh

Chính phủ hôm nay ban hành Nghị định 71, trong đó quy định cụ thể trình tự, nội…

Hành trình Hằng Nga 6 Vào Vùng Tối Của Mặt Trăng: Bí…

Hành trình Hằng Nga 6 Vào Vùng Tối Của Mặt Trăng: Bí…

Nhiệm vụ Hằng Nga 6 của Trung Quốc mang thành công mẫu vật đầu tiên từ vùng tối…

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận