Biên cương Hữu Nghị: Mẹ Nơi Chốn Biên Viễn

Nâng niu ước mơ, vun trồng tương lai cho thế hệ trẻ biên cương Gắn kết cộng đồng, chia sẻ yêu thương, mang đến những món quà ý nghĩa cho các em nhỏ vùng biên giới, nuôi dưỡng ước mơ và khát vọng vươn lên. Đồng hành cùng học sinh vùng biển, trang bị kiến thức pháp luật về biển đảo, góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Từ những suất quà, chiếc xe đạp, đến những buổi học đầy bổ ích, hành động thiết thực này là minh chứng cho tình cảm ấm áp, sự sẻ chia và ý chí chung tay xây dựng một tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ nơi biên cương. Hãy cùng chung tay góp sức, lan tỏa yêu thương, mang đến niềm vui và hy vọng cho tương lai của quê hương.

Một căn phòng được bố trí cho Zơ Râm Dũng (ở xã Đắk Tôi) và Alăng Chi (ở xã La Dêê), với đầy đủ trang thiết bị học tập ngay trong khuôn viên của Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nam Giang (đóng chân xã La Dêê, H.Nam Giang, Quảng Nam). Cả hai em đều chung hoàn cảnh mồ côi cha từ sớm, gia đình thuộc diện đặc biệt khó khăn. Biết hoàn cảnh của 2 em, đơn vị đã xin phép chính quyền, gia đình đưa 2 em về đơn vị làm con nuôi của đồn. Thấm thoát đã hơn 6 năm, Dũng và Chi vào “biên chế” của đồn.

Thiếu tá Nguyễn Minh Vương hướng dẫn Zơ Râm Dũng xem bản đồ Mạnh Cường

Là người được giao nhiệm vụ trực tiếp kèm cặp và dạy dỗ 2 em, thiếu tá Nguyễn Minh Vương, Chính trị viên phó của Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nam Giang, kể: Hằng ngày, sau giờ đến trường, 2 cháu cùng tham gia sinh hoạt với đơn vị, những lúc rảnh thì cùng các chú chăm sóc vườn rau, nuôi gà, heo, nhặt rau phụ giúp nấu nướng. Từ ngày được các cán bộ, chiến sĩ kèm cặp, nuôi nấng, cả hai khỏe mạnh hơn, học tập tiến bộ, ngoan và lễ phép. Dũng năm nay lên lớp 9, Chi lên lớp 8, cả hai đều có học lực khá và là học sinh ngoan của Trường Phổ thông dân tộc nội trú – THCS xã La Dêê – Đắk Tôi.

Biên cương Hữu Nghị: Mẹ Nơi Chốn Biên Viễn
Biên cương Hữu Nghị: Mẹ Nơi Chốn Biên Viễn

Vừa là cha, vừa là thầy

Theo thiếu tá Vương, anh em cán bộ của đồn đa phần đều xa gia đình lên đây làm nhiệm vụ, nên từ ngày 2 cháu về thì xem như con, thay nhau uốn nắn từng nét chữ, dạy từng bài toán. Quan trọng nhất là luôn dạy các cháu phải biết nuôi dưỡng ước mơ theo đuổi con chữ, rời núi tìm tương lai mới.

“Phận mồ côi nên các cháu thiệt thòi rất nhiều về tình cảm, anh em luôn chăm sóc các cháu một cách chu đáo nhất có thể. Giờ đây, các cháu đã là một phần không thể thiếu của đơn vị”, anh Vương nói.

Cuộc sống mới của Hốil Đức Hữu

Lúc 5 giờ sáng, tại sân Đồn Biên phòng Tr’Hy (đóng chân tại xã Axan, H.Tây Giang), cán bộ, chiến sĩ bắt đầu bài tập thể dục vận động. Trên sân, ngoài lính biên phòng còn có cậu bé người Cơ Tu Hốil Đức Hữu (13 tuổi, học lớp 7 Trường Phổ thông dân tộc bán trú – THCS Nguyễn Văn Trỗi) cũng vận động theo động tác của các chú bộ đội… Hốil Đức Hữu được đón về đơn vị từ tháng 9.2019.

Về sống cùng bộ đội Đồn Biên phòng Tr’Hy, Hữu được bố trí một phòng riêng, có góc học tập, đầy đủ đồ dùng và phương tiện sinh hoạt cần thiết. Cậu bé đã bắt nhịp với cuộc sống ở “ngôi nhà mới” khi luôn được những “bố nuôi” mang quân hàm xanh yêu thương, chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ. Không chỉ quản lý, kèm cặp, hướng dẫn học tập, các “bố nuôi” biên phòng còn đưa đón các em đến trường…

Những người mẹ “đặc biệt”

Khi đồng hồ vừa điểm 11 giờ, cũng là lúc tiếng nhạc hiệu vang lên báo hiệu giờ ăn trưa đã đến, thiếu tá Nguyễn Minh Vương cùng trực ban liền chở nhau mang cơm cho mẹ Hiên Nhias (76 tuổi) cách đồn khoảng 1 km.

Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nam Giang còn nhận chăm sóc cụ Hiên Nhias Mạnh Cường

Không những được ăn cơm ngon mỗi ngày, mẹ còn được chăm sóc chu đáo khi đau ốm. Vùng này mẹ là người sướng nhất, khi cùng lúc có cả đàn con chăm lo. Thế giới này, chắc mẹ là người đông con nhất. Cụ Hiên Nhias (76 tuổi, ở thôn Đắc Ốc)

Ngôi nhà của mẹ Nhias ở thôn Đắc Ốc vừa được cán bộ, chiến sĩ đồn chung tay sửa sang, giờ kiên cố hơn. Khi nghe tiếng gọi của thiếu tá Vương, cụ Nhias từ bếp chống gậy đi lên. Sau vài câu thăm hỏi, anh Vương nhắc trực ban trao phần cơm trưa mang từ đồn qua cho cụ Nhias. Giữa căn nhà nhỏ đơn sơ của cụ, treo trang trọng bằng Huân chương kháng chiến hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng vì đã có thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Từ năm 13 tuổi, mẹ Nhias đã bắt đầu tham gia kháng chiến, hoạt động cách mạng bằng cách giã gạo, vận chuyển gạo nuôi giấu bộ đội đánh Mỹ. Vợ chồng mẹ đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cách mạng. Chồng mất cách đây hơn 20 năm, không có con cái, mẹ Nhias ở một mình. Biết hoàn cảnh của mẹ, từ năm 2016, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nam Giang đã nhận nuôi dưỡng mẹ Nhias. Hằng ngày, các cán bộ, chiến sĩ thay phiên nhau mang cơm, cháo chăm sóc mẹ. Lúc mẹ ốm đau, anh em thay nhau mua thuốc men, túc trực, đỡ đần.

Dù không có con cháu, nhưng cụ Nhias có cả đàn con nuôi là anh em cán bộ, chiến sĩ của đồn. “Bao năm mẹ xem anh em đơn vị như con. Anh em cũng xem mẹ Nhias như mẹ đẻ của mình. Với anh em gắn bó lâu năm với đồn, mẹ Nhias là người mẹ “đặc biệt” của đời binh nghiệp”, anh Vương tâm sự.

Những phần cơm ngon, nóng cùng rau thịt, canh anh em đơn vị nấu mang qua, cụ Nhias vừa ăn vừa tấm tắc khen ngon. “Không những được ăn cơm ngon mỗi ngày, mẹ còn được chăm sóc chu đáo khi đau ốm. Vùng này mẹ là người sướng nhất, khi cùng lúc có cả đàn con chăm lo. Thế giới này, chắc mẹ là người đông con nhất”, cụ Nhias nở nụ cười hiền hậu, nói.

Theo anh Vương, ngoài mẹ Nhias, hiện nay Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nam Giang còn hỗ trợ nuôi dưỡng thêm 2 mẹ khác bằng hình thức hỗ trợ 15 kg gạo/tháng. Do đường sá xa xôi, cách trở, hằng ngày đồn giao nhiệm vụ cho cán bộ phụ trách địa bàn thường xuyên đến thăm hỏi, chăm sóc các mẹ.

Trung tá Nguyễn Văn Thương, Phó đồn trưởng phụ trách Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nam Giang, cho hay cuộc sống của bà con đồng bào vùng biên giới vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả. Thấu hiểu được vấn đề này, anh em luôn sát cánh kề vai cùng sẻ chia với người dân để chung tay xây dựng cuộc sống tươi đẹp nơi vùng biên này.

“Mô hình “Mẹ nuôi biên phòng”, “Con nuôi biên phòng” được các cán bộ, chiến sĩ tích góp, duy trì nguồn lực hằng tháng chủ yếu từ đồng lương, trích ngày ăn, lương phụ cấp và sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng anh em luôn động viên nhau để cùng chung tay đỡ đần những hoàn cảnh thương tâm, nâng bước các em đến trường”, trung tá Thương chia sẻ. (còn tiếp)

Bài viết liên quan

Siết chặt xét tuyển học bạ: 2025 là mốc son

Siết chặt xét tuyển học bạ: 2025 là mốc son

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025,…

Vụ Bắt Viện Trưởng Viện Y Dược Học Dân Tộc TP.HCM: Mặt…

Vụ Bắt Viện Trưởng Viện Y Dược Học Dân Tộc TP.HCM: Mặt…

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông…

Siêu Phẩm Huấn Luyện Bay T-6C: Thế Hệ Mới Của Không Quân…

Siêu Phẩm Huấn Luyện Bay T-6C: Thế Hệ Mới Của Không Quân…

Ngày 20/11, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Mỹ…

Xe khách đâm chết người giữa ban ngày

Xe khách đâm chết người giữa ban ngày

Công an TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương tạm giữ Đường Mạnh Hùng (35 tuổi, quê Hà Tĩnh)…

Hà Nội: 49 Giây Hùng Dũng Cứu Cháy, Sinh Mạng Được Giữ

Hà Nội: 49 Giây Hùng Dũng Cứu Cháy, Sinh Mạng Được Giữ

Khoảng 22h ngày 21/11, Đặng Văn Đông (25 tuổi) phát hiện mùi khét lẹt và khói bốc lên…

VTV Phanh Pháo Vụ Tai Nạn Kinh Hoàng Mai Châu

VTV Phanh Pháo Vụ Tai Nạn Kinh Hoàng Mai Châu

Ngày 22/11, Đài Truyền hình Việt Nam đã có thông tin chính thức về vụ việc lái xe…

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận