Xác Thực CCCD Nhanh Chóng, An Toàn Với Ứng Dụng Ngân Hàng

Xác thực CCCD: Cơn sốt ngân hàng! Chạy nước rút! Ngân hàng mở cửa rầm rộ suốt cuối tuần, vì sao? Bắt đầu từ 1/7: Chuyển khoản trên 10 triệu đồng bắt buộc xác thực sinh trắc học. Vietcombank dẫn đầu: Xác thực sinh trắc học khi giao dịch trực tuyến. Cảnh báo: 4 trường hợp buộc khách hàng phải chuyển tiền trực tiếp tại ngân hàng.

Từ ngày 1.7, người dùng tài khoản ngân hàng trực tuyến phải xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền qua ứng dụng với giá trị trên 10 triệu đồng mỗi lần hoặc lũy kế 20 triệu đồng mỗi ngày. Thời điểm này đã gần kề, nhưng đến nay nhiều người vẫn loay hoay chưa thể thực hiện thành công thao tác.

Anh C.T (Hà Nội) cho biết đã dành cả buổi chiều vẫn không thể vượt qua bước xác thực chụp hình CCCD trên tài khoản ngân hàng VIB. Người dùng này cho hay dù đã thử nhiều cách, che chắn hết các điểm bị phản chiếu ánh sáng (bóng sáng) trên CCCD, đặt đúng vào khung hình khi chụp nhưng liên tục bị yêu cầu chụp lại. “Hệ thống báo dữ liệu không khớp với eKYC của họ”, anh C.T chia sẻ.

Xác Thực CCCD Nhanh Chóng, An Toàn Với Ứng Dụng Ngân Hàng
Xác Thực CCCD Nhanh Chóng, An Toàn Với Ứng Dụng Ngân Hàng

eKYC là giải pháp định danh điện tử, cho phép ngân hàng xác thực khách hàng 100% online dựa vào các thông tin sinh trắc học (biometric), nhận diện khách hàng bằng trí tuệ nhân tạo (AI)… mà không cần gặp mặt trực tiếp như phương thức truyền thống. Trong quá trình đăng ký tài khoản ngân hàng trực tuyến hiện nay, các bên đều cung cấp dữ liệu eKYC trước khi phê duyệt mở tài khoản cho khách.

Với một số ngân hàng, yêu cầu chụp hình hoặc khuôn mặt có phần thực hiện dễ dàng hơn, tuy nhiên tới công đoạn đặt điện thoại gần thẻ CCCD để quét dữ liệu sinh trắc học lại gặp trục trặc. Đây cũng là thủ tục khiến nhiều người chưa thể xác thực thành công nhất hiện nay, trở thành đề tài bàn tán trên nhiều trang cộng đồng thời gian gần đây. Theo ghi nhận, đa phần trường hợp xảy ra với điện thoại chạy iOS, trong khi số người dùng thiết bị Android thường suôn sẻ hơn.

Nhiều người dùng nghi ngờ chip đọc NFC trên iPhone có vấn đề. Tuy nhiên ông Huy Nguyễn, đồng sáng lập startup nghiên cứu giải pháp liên quan đến NFC – Phygital Labs, cho biết xác suất chip NFC trên thẻ hoặc smartphone bị lỗi là vô cùng nhỏ, dù có thể xảy ra. “NFC là chip tĩnh, không dùng pin hay điện, cũng không tự phát tín hiệu mà được ‘đánh thức’ khi tích điện từ trường, do đó cần đầu đọc mà trong trường hợp đang nói đến chính là smartphone”, ông Huy giải thích.

Theo ông, có 2 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quét NFC là hành vi người dùng và kỹ thuật quét. Về yếu tố hành vi, nhiều người thừa nhận đã đặt phần chip thẻ CCCD gần nơi được xác định chứa đầu đọc NFC ở điện thoại rồi liên tục di chuyển để “rà” quanh, không giữ cố định. Việc này sẽ khiến chip chưa tích đủ từ trường để “đánh thức” đã mất kết nối với đầu đọc. “Người dùng cần cố định chip, đặt thiết bị đủ gần và để điện thoại có thời gian đọc”, ông Huy tư vấn.

Nguyên nhân này được cho chiếm hơn 90% trường hợp quét thất bại.

Còn lại thuộc về yếu tố kỹ thuật, liên quan đến phần cứng của thiết bị, trong đó không loại trừ khả năng mạch đọc thẻ trên điện thoại lỗi, dù trường hợp này rất khó xảy ra. Bên cạnh đó là lý do chip bị che bởi kim loại hay môi trường nước… Những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến từ trường đều gây tác động tới việc “đánh thức” chip NFC để truyền dữ liệu.

Việc không thể xác thực thành công từ smartphone khiến một số người tìm đến phương án mua thiết bị ngoại vi (gắn ngoài) để đọc thẻ NFC, nhưng điều này có thể vô ích. Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ của Công ty NCS, việc xử lý dữ liệu trên chip NFC của thẻ CCCD và dữ liệu xác thực khuôn mặt đều qua ứng dụng do ngân hàng cung cấp vì vậy thiết bị đọc NFC mua ngoài không thể dùng được để xác thực theo quy định.

“Phần mềm của ngân hàng không được thiết kế để kết nối với các thiết bị như vậy. Nếu quá trình đọc dữ liệu trên thẻ CCCD bị lỗi, người dùng nên tìm đến ngân hàng để được nhân viên hỗ trợ và hướng dẫn”, ông Sơn nói.

Đồng quan điểm, một chuyên gia bảo mật cũng xác nhận việc dùng máy đọc NFC gắn ngoài kết nối với điện thoại để chép dữ liệu xác thực sinh trắc học là “không khả thi”. Vị này còn bày tỏ nghi ngại lộ, lọt dữ liệu bởi các thiết bị đang bán với giá rẻ trên thị trường, dễ mua qua mạng hiện nay đa phần nhập từ Trung Quốc, với tính năng sao chép dữ liệu từ chip NFC này sang một chip NFC khác.

Ông Sơn bày tỏ: “Chip NFC ở CCCD có các thông tin quan trọng để định danh công dân, việc dùng thiết bị ngoại vi để đọc, chép dữ liệu này tiềm ẩn rủi ro về an toàn thông tin, vì chưa thể biết chắc thiết bị đọc dữ liệu có trở thành kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng lấy thông tin của người dùng hay không”.

Nếu người dân sử dụng điện thoại là dòng máy cũ, chưa tích hợp chip NFC hoặc gặp khó khăn trong quá trình quét dữ liệu, cách duy nhất là đến chi nhánh ngân hàng để nhân viên hỗ trợ xác thực thông tin tại quầy. “Việc thu thập, chuẩn hóa dữ liệu cần làm một lần để tuân thủ quy định từ ngày 1.7, các giao dịch sau đó chỉ xác thực khuôn mặt qua camera điện thoại chứ không cần đọc lại dữ liệu từ CCCD nữa nên không cần lo ngại phiền phức về sau”, ông Vũ Ngọc Sơn trao đổi.

Bài viết liên quan

Phí SMS Banking: Sự Tăng Vọt Không Thể Chấp Nhận

Phí SMS Banking: Sự Tăng Vọt Không Thể Chấp Nhận

Khách hàng BIDV phản ánh phí dịch vụ BSMS Banking (thông báo biến động số dư qua tin…

Mông Cổ đổ bộ Hà Nội: Hàng loạt sản phẩm “độc quyền”

Mông Cổ đổ bộ Hà Nội: Hàng loạt sản phẩm “độc quyền”

Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế AgroViet 2024 khai mạc tại Hà Nội. Đây là sự…

Vàng bùng nổ: SJC và 9999 lao lên sát 86 triệu

Vàng bùng nổ: SJC và 9999 lao lên sát 86 triệu

Giá vàng trong nước chiều 20/11/2024 ghi nhận mức tăng. Giá vàng SJC dao động từ 82,7 triệu…

Đại án Xuyên Việt Oil: Bán đồng hồ Patek Philippe, thu lời…

Đại án Xuyên Việt Oil: Bán đồng hồ Patek Philippe, thu lời…

TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm trong quản lý Quỹ bình ổn giá và…

Cảnh báo khẩn cấp: Sức nóng kỷ lục đe dọa, người dân…

Cảnh báo khẩn cấp: Sức nóng kỷ lục đe dọa, người dân…

Xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi trên mạng internet, giả mạo ứng dụng chăm sóc…

Chuyển đổi xanh: Lợi ích đột phá cho bất động sản, cư…

Chuyển đổi xanh: Lợi ích đột phá cho bất động sản, cư…

Mùa hè 2024 là mùa hè nóng nhất kể từ năm 1940, dẫn đến nhiều tác động tiêu…

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận